Thịt chó được bán trong những hàng quán ven đường. Ảnh: Liên minh Bảo vệ chó châu Á (ACPA). |
Năm 2009, cuộc thăm dò ý kiến của hàng chục nghìn người Việt Nam do Liên minh bảo vệ chó châu Á ghi nhận hơn 50% người trả lời có thể chấp nhận việc ăn thịt chó. Một khảo sát tương tự vào năm 2018 cho thấy khoảng 54% người tham gia phản đối. Kết quả này cho thấy sự thay đổi thái độ khá rõ của người dân đối với thói quen ăn thịt chó.
Giải thích về sự thay đổi này, ông Lê Đức Chính, đại diện Liên minh bảo vệ chó châu Á cho rằng tỷ lệ người không ăn thịt chó tăng xuất phát từ nhiều lý do.
Thứ nhất, nhiều người cảm thấy phẫn nộ khi chứng kiến nạn trộm cắp chó hoành hành để lại nhiều hệ quả tiêu cực với xã hội nên quyết tâm không ăn thịt chó hay tiếp tay cho những hành vi phạm pháp và phi nhân đạo này. Ngoài ra, đó là sự thay đổi thái độ đối với động vật. Trước đây, chúng chỉ được xem là công cụ lao động hoặc làm thức ăn thì hiện tại thế hệ trẻ Việt Nam rất yêu thương động vật.
Thứ hai là tác động từ các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế khiến nhiều người thay đổi thái độ và hành vi cư xử với động vật nói chung.
Thứ ba, người Việt có thể thấy ngại khi bị cộng đồng quốc tế lên án về nạn trộm cắp chó cũng như đổi xử tàn nhẫn với loài chó nên bắt đầu từ bỏ thói quen này.
Thứ tư, số lượng người nuôi chó gia tăng, trong đó nhiều gia đình nuôi chó mèo sống cùng với gia đình như một cách luyện tập con cái họ biết cách chia sẻ tình yêu thương với động vật và có ý thức bảo vệ động vật hơn. Thêm vào đó là sự thay đổi thái độ trên dịện rộng trong công chúng đối với thiên nhiên và động vật, đặc biệt là giới trẻ. Cùng với xu hướng phát triển văn minh của thế giới vì một môi trường phát triển bền vững, giới trẻ Việt Nam cũng đang nhiệt tình ủng hộ cũng như trực tiếp tham gia những phòng trào, chiến dịch bảo vệ thiên nhiên, động vật. Giới trẻ Việt Nam đang hiểu hơn nhiều về ý nghĩa và giá trị đem lại cho cộng đồng của những hoạt động bảo vệ động vật.
153 chú chó được giải cứu khi đang trên đường vận chuyển tới các lò mổ ở Trung Quốc, trong số đó có rất nhiều con vẫn đeo vòng tên ở cổ. Ảnh: Tổ chức Nhân đạo Quốc Tế - Liên minh bảo vệ chó châu Á. |
Điều tra của Liên minh bảo vệ chó châu Á ghi nhận, dù đã có sự thay đổi đáng kể về thái độ và hành vi tiêu thụ thịt chó ở Việt Nam trong những năm qua song thị trường thịt chó vẫn khá sôi động, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Thống kê cho thấy, mỗi năm có hơn 5 triệu con chó bị giết và tiêu thụ tại Việt Nam, trong khi số lượng nuôi ổn định ở các hộ gia đình là 10 triệu con.
Để hạn chế tình trạng trên, ở những nước có lượng tiêu thụ chó mạnh, việc kiểm soát nạn buôn bán chó trái phép đang được kiểm soát gắt gao. Vừa qua, tại Trung Quốc, Tổ chức Nhân đạo Quốc tế (Humane Society International) cùng một số tổ chức bảo vệ động vật địa phương đã giải cứu thành công 153 chú chó đang trên đường buôn lậu đến các lò mổ. Nhiều chú chó vẫn còn đeo vòng tên ở cổ, có thể là chó nhà của các gia đình bị đánh cắp. Hiện những chú chó được giải cứu này được chăm sóc phục hồi và sẽ sớm được đưa vào danh sách cho nhận nuôi.
Chó bị đánh cắp và buôn lậu đến các lò mổ phần lớn là những chú chó bản địa, hay còn gọi là chó ta, chó cỏ. Ảnh: Soi Dog Foundation - Liên minh bảo vệ chó châu Á. |
Tại Vệt Nam, Liên minh bảo vệ chó châu Á cũng đang triển khai chiến dịch “Về đi Vàng ơi” kêu gọi cộng đồng chung tay chống lại nạn buôn lậu và trộm cắp chó bằng việc đóng góp chữ ký trình lên Chính phủ xin ban hành quy định về phúc lợi động vật và những điều luật nhằm hạn chế việc tiếp tay cho tội phạm ăn trộm, buôn lậu chó.
#ANFVietNam
#Sưu_tầm